5 loại thuốc trị cảm cúm không gây buồn ngủ trên thị trường

2024-03-28 14:37:00

Lo ngại việc dùng thuốc cảm khiến người bệnh buồn ngủ, thiếu tỉnh táo để giải quyết công việc. Vì vậy cấc nhóm thuốc chữa cảm cúm không gây buồn ngủ là lựa chọn hợp lý để người bệnh vừa trị bệnh mà vẫn đáp ứng sự tập trung, tinh thần minh mẫn. Cùng khám phá các nhóm thuốc đảm bảo sự tập trung cho người bệnh ở nội dung bài viết dưới đây.

I - Ưu, nhược điểm của thuốc trị cảm cúm không gây buồn ngủ

Hiện nay khi dùng thuốc trị điều cảm khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm không chứa chất gây buồn ngủ. Điều này vừa giúp loại bỏ bệnh đồng thời đáp ứng nhu cầu giải quyết công việc, sinh hoạt hàng ngày. Do đó uống thuốc cảm không gây buồn ngủ có những ưu điểm vượt trội như:

An toàn hơn cho người bệnh

Thuốc cảm cúm không gây buồn ngủ ít gây tác động đến sức khỏe như việc mất thăng bằng, đau đầu. Do đó thuốc có thể phù hợp với cả trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ đang có thai. Tuy nhiên trước khi dùng thuốc người bệnh vẫn nên lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có cách sử dụng an toàn, hợp lý.

Duy trì tinh thần tỉnh táo, minh mẫn cho người bệnh

Thuốc cảm không gây buồn ngủ sẽ chứa hoạt chất Chlorpheniramine giúp người bệnh luôn giữ đầu óc tỉnh táo, tinh thần phấn chấn. Điều này hữu ích cho các đối tượng cần phải lái xe, người đang học tập hoặc điều khiển các loại trang thiết bị, dây chuyền sản xuất.

ưu điểm của thuốc cảm không gây buồn ngủ

Người bệnh dùng thuốc vẫn giữ tinh thần tỉnh táo, sảng khoái

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi bệnh

Tinh thần người bệnh tỉnh táo trong quá trình điều trị nên chấp hành tốt các chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời điểm dùng thuốc. Từ đó mà hiệu quả chữa bệnh được cải thiện, các biểu hiện cảm được cải thiện nhanh chóng.

Dễ dàng mua và sử dụng:

Người bệnh thuận tiện mua thuốc cảm cúm không gây buồn ngủ tại các nhà thuốc, đơn vị phân phối dược phẩm uy tín. Mặt khác thuốc trị cảm được bào chế dưới nhiều chủng loại như viên nén, siro, viên sủi đáp ứng nhu cầu của nhiều bệnh nhân.

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Trong thời gian nhiễm cảm và dùng thuốc mà người bận vẫn tỉnh táo để duy trì sinh hoạt, học tập hoặc làm việc. Việc này giúp cuộc sống, thói quen hàng ngày không bị đảo lộn đồng thời đẩy nhanh tốc đồ hồi phục.

Tuy nhiên thuốc cảm không gây buồn ngủ có nhiều ưu thế vượt trội cho người bệnh nhưng có giá bạn cao. Mặt khác các chất trong thuốc cảm cúm thiếu sự đa dạng nên đối tượng dùng bị thu hẹp. Các đối tượng có phản ứng với các thành phần của thuốc gặp trở ngại trong việc sử dụng dẫn đến phải chọn các sản phẩm khác để điều trị.

thuốc cảm cúm k buồn ngủ

Các loại thuốc cảm không buồn ngủ được bào chế dưới nhiều dạng

II - Các loại thuốc cảm cúm không gây buồn ngủ

Thuốc điều trị cảm cúm có khả năng làm giảm biểu hiện bệnh đồng thời tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Dưới đây là một số dòng thuốc cảm giúp giảm chứng bệnh và duy trì trạng thái tỉnh táo cho người bệnh.

1. Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương

Nguyên nhân chủ yếu gây ra cảm cúm đó là do nhiễm virus cúm, bệnh có xu hướng trở nặng khi cơ thể có sức đề kháng kém. Vì vậy, giải pháp tối ưu để giải cảm là dùng thuốc vừa nâng cao sức đề kháng đồng thời hỗ trợ loại bỏ các biểu hiện của bệnh.

Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương là sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất - thương hiệu đã xuất hiện gần 20 năm với nhiều thành tựu, tiếng vang lớn tại Việt Nam. Hiện nay, Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương bào chế dưới 2 hình thức: viên nén và siro. phù hợp với nhiều đối tượng và nhiều tình huống sử dụng khác nhau.

Tăng đề kháng 25 chứa các dược liệu quý như: Bạch thược, đảng sâm, thục địa, kinh giới, phục linh, cam thảo, đương quy, hoàng kỳ, xuyên khung, quế, bạch truật. Các cây thuốc có đặc tính không làm gia tăng cảm giác buồn ngủ đồng thời giảm chứng cảm cúm chỉ sau 2 - 3 ngày.

Độ tuổi sử dụng

Dạng viên nén

Dạng siro

Trẻ 1 - 2 tuổi

Uống 5 viên/ngày

Uống 5ml/ngày

Trẻ 3 - 4 tuổi

Uống 6 viên/ngày

Uống 6ml/ngày

Trẻ 5 - 7 tuổi

Uống 8 viên/ngày

Uống 8ml/ngày

Trẻ từ 8 - 10 tuổi

Uống 10 viên/ngày

Uống 10ml/ngày

Trẻ từ 11 - 13 tuổi

Uống 14 viên/ngày

Uống 14ml/ngày

Trẻ trên 14 tuổi và người lớn

Uống 16 viên/ngày

Uống 16ml/ngày

 

Ngoài ra sản phẩm còn cải thiện đề kháng toàn diện cho người bệnh, phù hợp với các đối tượng bị cúm nặng, cảm cúm tái phát nhiều lần hoặc người đã chữa ở nhiều nơi mà không khỏi.

Tăng Đề Kháng Ngự Y Mật Phương được bào chế từ dây chuyền công nghệ tân tiến tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất. Đây là đơn vị sở hữu nhiều chuyên gia, dược sĩ có trình độ chuyên môn cao tạo nên các sản phẩm với chất lượng vượt trội. Do đó khách hàng an tâm khi dùng thuốc cảm cúm không gây buồn ngủ để bệnh nhanh giảm, hồi phục sức khỏe tốt.

thuốc cảm cúm không gây buồn ngủ

Bộ sản phẩm tăng đề kháng làm giảm cảm cúm nhưng vẫn giữ tinh thần tỉnh táo

2. Thuốc trị cảm cúm Decolgen ND

Decolgen ND là sản phẩm cải thiện triệu chứng cảm cúm đến từ thương hiệu United, Việt Nam. Thuốc uống chứa các dược chất như Phenylephrine Hydrochloride, paracetamol hỗ trợ cắt cơn sốt, giảm sưng viêm niêm mạc mũi xoang, sổ mũi, tắc nghẹt mũi.

Tuy nhiên sản phẩm Decolgen ND không phù hợp với người mắc bệnh về gan hoặc thận ở mức độ nghiêm trọng. Đối tượng thiếu men glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD), tăng huyết áp, tiểu đường, mắc bệnh lý tuyến giáp, khó tiểu do phì đại tiền liệt tuyến không nên sử dụng.

Cách sử dụng thuốc cảm không gây buồn ngủ Decolgen ND như sau:

  • Trẻ dưới 2 tuổi cần lắng nghe lời khuyên và tư vấn của bác sĩ.
  • Trẻ từ 2 - 6 tuổi: Dùng 3 - 4 lần/ngày mỗi lần uống 1/2 hoặc 1 viên.
  • Trẻ từ 7 đến 12 tuổi: Uống 3 - 4 lần/ngày, mỗi lần dùng 1 viên.
  • Người trưởng thành: Sử dụng 3 - 4 lần/ngày, uống 1 - 2 viên/lần.

Người bệnh nên dùng thuốc cảm cúm không gây buồn ngủ khoa học, đúng thời gian chỉ định. Việc này giúp hạn chế các phản ứng phụ như nổi phát ban, người mệt mỏi, nổi phát ban, rối loạn lo âu, thiếu máu, người ớn lạnh...

3. Thuốc thông thoáng đường thở Pseudoephedrine

Pseudoephedrine thuộc nhóm thuốc có cơ chế tác động tương tự như thần kinh giao cảm. Loại thuốc này được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ các đơn vị tại Việt Nam sản xuất. Một số biệt dược hiện có trên thị trường đó là: SudoGest, Sudafed-24h, Contac Cold, Suphedrin…

Thành phần chính có trong thuốc bao gồm: phenethylamine, amphetamine mang đến hiệu quả tuyệt vời như:

  • Làm giảm triệu chứng cho người bệnh cảm cúm như chứng nghẹt mũi đồng thời khắc phục sưng viêm niêm mạc mũi xoang.
  • Hỗ trợ người bệnh khơi thông đường thở, loại bỏ trạng thái khó thở khi bị cảm cúm.

Liều dùng của thuốc cảm cúm không gây buồn ngủ Pseudoephedrine được thực hiện cụ thể như sau:

Đối với người bệnh ở độ tuổi trưởng thành:

  • Biểu hiện bệnh cảm nặng: Uống 4 - 6 lần/ngày, mỗi lần dùng 60mg.
  • Liều điều trị hàng ngày: Uống 1 - 2 lần/ngày, mỗi lần uống 120 - 240mg.

Đối với trẻ nhỏ phân cấp theo từng độ tuổi

  • Trẻ dưới 2 tuổi cần lắng nghe từ bác sĩ để dùng hợp lý.
  • Trẻ từ 2 - 6 tuổi: Uống 5 - 30mg/lần, khoảng cách giữa các lần uống từ 4 - 6 giờ.
  • Trẻ từ 6 - 12 tuổi: Uống 30mg/lần với định lượng ngày không quá 120mg.
  • Trẻ trên 12 tuổi: Uống 60 - 120mg/lần với định lượng khoảng 3 - 4 lần/ngày nhưng không quá quá 240 mg.

Thuốc Pseudoephedrine sử dụng sai cách dễ gây phản ứng như đau đầu, người mệt mỏi, buồn nôn, bồn chồn. Một số người bị ngứa phát ban, khó thở, đau bụng, mụn nhọt, rối loạn nhịp tim, huyết áp cao, phế quản co thắt, nổi mề đay.

thuốc cảm không gây buồn ngủ

Các dòng thuốc thuộc nhóm Pseudoephedrine được bày bán trên thị trường

4. Thuốc giảm triệu chứng cảm cúm Mucinex DM

Thuốc cảm cúm không gây buồn ngủ Mucinex DM được sản xuất tại Hoa Kỳ có chứa hoạt chất như guaifenesin, dextromethorphan. Mucinex DM hỗ trợ điều trị ho có đờm do cảm cúm hoặc các bệnh lý liên quan đến bệnh đường hô hấp.

Không dùng thuốc Mucinex DM cho những người bệnh đang dùng nhóm thuốc ngăn chặn hoạt động của monoamine oxidase (MAOI). Trong đó phải kể đến như thuốc chữa bệnh rối loạn lo âu trầm cảm, bệnh sa sút trí tuệ (Parkinson).

Thuốc dùng cho người trên 12 tuổi: Uống 1 - 2 lần với định lượng 1 viên, thời gian uống giữa 2 lần khoảng 12 tiếng. Người bệnh cần thực hiện nghiêm túc chỉ định để tránh có phản ứng phụ như chóng mặt, lo âu quá mức, đau nhức đầu nặng nề, đi ngoài phân lỏng, khó ngủ, hoặc mất ngủ, dễ cáu gắt…

5. Thuốc Acetaminophen

Thuốc cảm cúm không gây buồn ngủ Acetaminophen có hiệu quả giảm đau và hạ sốt với hoạt chất paracetamol. Chất này được sản xuất với nhiều dạng bào chế khác nhau như viên đặt trực tràng, viên uống, siro, hỗn dịch, viên giải phóng kéo dài.

Người trưởng thành khi dùng thuốc:

  • Viên nang, viên nén: Uống 325 - 650mg/lần, thời gian giữa hai lần uống cách từ 4 - 6 giờ. Mỗi lần dùng không quá 1000 mg và không vượt 3000mg/ngày.
  • Thuốc dạng giải phóng kéo dài: Dùng 1300mg/lần nhưng không dùng vượt 3900mg, thời gian giữa các lần uống là 8 tiếng.
  • Thuốc đặt ở trực tràng: Có thể dùng mỗi lần với hàm lượng 650 mg, nhưng mỗi ngày không được dùng quá 3900 mg.

Đối với trẻ em

  • Trẻ dưới 2 tuổi nên trao đổi với bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng cho con.
  • Trẻ dưới 12 tuổi: Dùng khoảng 10 - 15mg/lần nhưng không quá 5 liều/ngày, khoảng cách giữa từng lần uống khoảng 4h.

Khi dùng Acetaminophen bạn cần chú ý để tránh phát sinh chứng khó thở, nổi mề đay, loét miệng, buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi, tiểu ra máu, sưng lưỡi, ngứa ngáy, nổi phát ban, tiêu chảy, khó tiêu, thiếu máu…

thuốc cảm không buồn ngủ

Acetaminophen được bào chế dưới nhiều chủng loại khác nhau

III - Chú ý khi uống thuốc cảm cúm không gây buồn ngủ

Khi dùng thuốc cảm không gây buồn ngủ người bệnh cần tìm hiểu để tìm sản phẩm phù hợp với cơ địa bản thân. Bên cạnh đó nên lưu ý đến vấn đề dưới đây:

  • Không sử dụng thuốc quá liều: Thuốc cảm không gây buồn ngủ thuộc nhóm thuốc không kê đơn nhưng bạn cần lời khuyên từ bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng. Ngoài ra, người bệnh nên tìm hiểu chi tiết thông tin ghi ở sản phẩm, khoảng cách giữa các liều thuốc để không gây hại sức khỏe.
  • Mua thuốc tại các đơn vị uy tín: Để mua thuốc chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu điều trị thì người bệnh cần mua thuốc tại các nhà thuốc, địa chỉ phân phối uy tín.
  • Tránh tự ý kết hợp giữa các nhóm thuốc: Người bệnh không tự ý phối hợp nhiều loại thuốc để tránh xảy ra tương tác, phản ứng phụ với sức khỏe. Đồng thời việc tự ý dùng nhiều loại thuốc sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng.
  • Theo dõi phản ứng trong quá trình dùng thuốc: trong thời gian dùng thuốc người bệnh cần theo dõi các biểu hiện của cơ thể sau khi sử dụng. Việc này giúp người bệnh phát hiện nhanh các bất thường để không gây ra các tổn hại lớn tới sức khỏe.

Mong rằng với những thông tin trên đã giúp người bệnh nắm rõ các vấn đề về dòng thuốc cảm cúm không gây buồn ngủ. Hy vọng bạn sẽ dùng thuốc đúng cách, đem lại hiệu quả cao để giảm thời gian điều trị, tránh bệnh tiến triển nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lên đầu trang
Loading